Biện Pháp thi công móng đơn

Trong xây dựng, các loại móng nhà thường được sử dụng linh hoạt để phù hợp với thực tế địa chất của từng công trình. Bên cạnh móng băng, móng cọc, móng bè, móng đơn cũng được sử dụng vô cùng phổ biến. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Qhomes Group sẽ hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công móng đơn mới nhất. Tham khảo ngay nhé!

1. Móng đơn là gì?

Trước khi tìm hiểu biện pháp thi công móng đơn, bạn cần nắm được chính xác móng đơn là gì. Móng đơn là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. 

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

2. Hướng dẫn biện pháp thi công móng đơn

Biện pháp thi công móng đơn bao gồm nhiều công đoạn khác nhau được thực hiện kỹ lưỡng và chính xác. Cụ thể:

Chuẩn bị thi công

Trước khi tiến hành biện pháp thi công móng đơn, mọi thứ cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chính xác để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi công. Từ đó, đảm bảo chất lượng cho công trình một cách tốt nhất.

Những yêu cầu về nguyên vật liệu, ngày giờ thi công cũng như số lượng nhân công thi công cần đầy đủ để sẵn sàng cho công tác thi công được tiến hành thuận lợi.

Biện pháp thi công móng đơn bao gồm nhiều công đoạn khác nhau được thực hiện kỹ lưỡng và chính xác. 

Đóng cọc

Khi tiến hành đóng cọc, đơn vị thi công cần bám sát vào bản vẽ thi công để xác định chính xác vị trí của các ô cọc cũng như khoảng cách giữa các ô cọc với nhau. Đối với các nền đất yếu, cần có một biện pháp thi công tốt để đảm bảo yếu tố về độ lún mềm của đất, có thể gia cố nền đất bằng cọc tre khi làm móng.

Đào hố móng

Sau khi cố định phần cọc, đơn vị thi công tiếp tục đào đất hố móng xung quanh phần cọc. Khi đào hố móng người đào cần phải đảm bảo được độ nông, độ sâu và diện tích hố móng đủ rộng để đến bước đổ bê tông thì móng luôn đảm bảo được yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình.

 Trong suốt quá trình thi công móng, cần đảm bảo móng đơn luôn được khô ráo, thoáng mát và đặc biệt là không bị ngập úng khi trời mưa.

Làm phẳng mặt hố móng

Đơn vị thi công cần làm phẳng mặt hố móng để quá trình thi công tiếp theo diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Làm phẳng hố móng được thực hiện bằng cách san trải đều mặt hố hoặc cách khác có thể sử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo cho bề mặt hố luôn bằng phẳng. Tiếp đến, sử dụng các dụng cụ chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng.

Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng

Bê tông lót móng là lớp bê tông được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các kết cấu kiện tiếp xúc với đất với mục đích hạn chế bê tông lớp trên mất nước và tạo thêm bề mặt bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.

Cắt đầu cọc & ghép cốt pha móng

Tiếp tục tiến hành bước ghép cốt pha móng để chuẩn bị cho bước tiếp theo là đổ bê tông móng.

Khi đổ bê tông phải đảm bảo bề mặt móng luôn được khô ráo, thoáng mát 

Đổ bê tông móng

Sau khi thực hiện xong bước ghép cốt pha cho móng, đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông cho móng. Khi đổ bê tông phải đảm bảo bề mặt móng luôn được khô ráo, thoáng mát và tuyệt đối không được có nước đọng để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của móng.

Tháo dỡ cốt pha móng

Khoảng 1- 2 ngày và cũng tùy vào điều kiện thời tiết mà số ngày bạn có thể tháo dỡ cốt pha nhanh hay chậm.

Bảo dưỡng bê tông móng đơn sau khi đổ

Khi đổ xong bê tông, đợi đến khi bê tông khô lại bạn cần đảm bảo độ ẩm cho móng bằng cách tưới nước lên móng đều đặn 2- 3 lần trong một ngày.

Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công móng đơn mới nhất trên đây hy vọng có thể giúp các bạn ứng dụng trong thực tế như giám sát công trình hoặc trực tiếp thi công công trình.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x