Biện pháp thi công dầm sàn cầu thang zig zac

Biện pháp thi công dầm sàn từng bước đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Biện pháp thi công dầm sàn gồm bao nhiêu bước? Trình tự các bước thi công như thế nào là đúng tiêu chuẩn kỹ thuật? Có những lưu ý gì trong biện pháp thi công dầm sàn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra? Chúng ta cùng đi tìm trả lời những câu hỏi này trong bài viết này nhé. Để nắm vững kiến thức trước khi xây nhà không những tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Mà còn giúp xây được ngôi nhà chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

1. Các bước trong biện pháp thi công dầm sàn

2. Thực hiện các bước thi công như thế nào là đúng

Bước 1: Lắp dựng dàn giáo

Bước 2: Gia công lắp dựng cốt pha

Bước 3: Gia công lắp dựng cốt thép

Bước 4: Lắp đặt ống ghen, điện nước âm sàn

Bước 5: Kiểm tra lại và tiến hành đổ bê tông

Bước 6: Bảo dưỡng bê tông dầm sàn

3. Cần lưu ý gì trong biện pháp thi công dầm sàn

1. Các bước trong biện pháp thi công dầm sàn

Cho dù bạn là chủ nhà hay nhà thầu cũng cần nắm rõ các bước cần thiết trong biện pháp thi công dầm sàn. Để đảm bản công trình nhà ở được xây dựng đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất. Dầm sàn và cột là những bộ phận kết cấu chính của ngôi nhà, chịu trách nhiệm chịu lực chính nên phải đặc biệt lưu ý trong thi công để đảm bảo chất lượng.

Dưới góc độ là chủ nhà (chủ đầu tư) khi bạn nắm rõ các bước trong biện pháp thi công dầm sàn, bạn sẽ dễ dàng giám sát nhà thầu và yêu cầu thi công đúng theo kỹ thuật nhằm đem lại chất lượng tốt nhất cho ngôi nhà của mình.

Nếu bạn không giám sát kỹ hoặc ko nắm được để yêu cầu nhà thầu thực hiện. Thì các hạng mục này sẽ được thi công rất nhanh và sau khó có thể điều chỉnh lại. Và hậu quả về sau chủ nhà sẽ là người gánh chịu chính. Cho dù nhà thầu có bảo hành nhưng cũng gây nên nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Cũng như không thể khắc phục dc 100% mà ngôi nhà của mình mãi là một sản phẩm lỗi.

Dưới góc độ là nhà thầu, nếu bạn ko giám sát kỹ từng bước thực hiện biện pháp thi công dầm sàn. Hoặc ko nắm rõ tiêu chuẩn kỹ thuật để yêu cầu nhân công thực hiện. Thì quá trình thi công qua đi sẽ không thể khắc phục được. Bởi dầm sàn là một bộ phận kết cấu liên kết chặt chẽ với toàn bộ ngôi nhà. Và bạn chỉ có thể phá dỡ đi làm lại mới khác phục được vấn đề. Điều đó sẽ gây ra không ít thiệt hại về tiền bạc, độ uy tín của nhà thầu cũng như thời gian làm chậm tiến độ đã cam kết.

Dưới đây các bước trong biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chủ nhà (chủ đầu tư) hay nhà thầu cần đặc biệt quan tâm và nắm rõ đó là:

Bước 1: Lắp dựng giàn giáo

Bước 2: Gia công lắp dựng cốt pha dầm sàn

Bước 3: Gia công, lắp dựng cốt thép

Bước 4: Lắp đặt ống gen, điện nước âm sàn

Bước 5: Kiểm tra kỹ mọi chi tiết kỹ thuật để tiến hành đổ bê tông dầm sàn

Bước 6: Tiến hành bảo dưỡng bê tông sau khi đổ từ 3 – 5 ngày (cực kỳ quan trọng)

2. Thực hiện các bước thi công như thế nào là đúng

Đối với mỗi bước trong biện pháp thi công dầm sàn. Chúng ta cũng cần lưu ý nhiêu chi tiết nhỏ để đảm bảo thi công an toàn và đạt chất lượng cao nhất.

Bước 1: Lắp dựng dàn giáo

Bước này là công tác đầu tiên trong thi công kết cấu dầm sàn. Việc đầu tiên trước khi thực hiện lắp dựng dàn giáo là phải đảm bản nền nhà được san phẳng và đầm chặt, đảm bảo chịu lực khi đổ sàn bê tông. Tránh tình trạng nền bị lún khi đổ bê tông dầm sàn, có thể gây nên tình trạng võng dầm, sàn. Sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chịu lực sau này cũng như tính thẩm mỹ.

Tiếp theo là công tác đo cao độ, định vị các vị trí góc ngôi nhà để đảm bảo dầm sàn được đổ bên tông đúng cao độ và đúng trong phạm vi xây dựng. Tránh tình trạng bị lấn sang hàng xóm hoặc hụt vào sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này.

Bước 2: Gia công lắp dựng cốt pha

Bước gia công và lắp dụng cốt pha này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình hài của dầm sàn sau khi đổ bê tông. Nên cần chú về ván cốt pha phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không bị cong vênh, không bị các lỗ thủng lớn. Và ván cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Sau khi lắm đặt xong ván khuôn cần kiểm tra kỹ lại kích thước, cao độ, độ chắc chắn, độ kín cũng như thẩm mỹ mặt trong ván khuôn.Công tác ván khuôn trong biện pầm sàn

Bước 3: Gia công lắp dựng cốt thép

Cốt thép cần được lưu ý lắp đặt đúng chủng loại thép và lắp đặt đúng khoảng cách như bản vẽ đã thể hiện. Các vị trí nối thép cần được bố trí đúng theo tiêu chuẩn từ 30d – 45d tùy vào vị trí chịu lực. Thép là thành phần chịu kéo trong cấu kiện bê tông cốt thép. Nên cần được thí nghiệm khả năng chịu kéo đúng theo tiêu chuẩn trước khi nhập về và gia công lắp đặt.

Các cây thép sau khi lắp đúng vị trí cần được bô thép ly một cách chắc chắn, hạn chế việc bỏ qua nhiều vị trí không bô thép sẽ gây nên tình trạng xô thép khỏi vị trí khi đổ bê tông làm ảnh hưởng đến vấn đề chịu lực của toàn bộ cấu kiện kết cấu.

Bước 4: Lắp đặt ống ghen, điện nước âm sàn

Sau khi lắp đặt xong cốt pha và cốt thép. Bước tiếp theo sẽ tiến hành lắp đặt ống gen chờ sẵn và lắp đặt hệ thống điện nước âm trong dầm sàn bê tông. Khi lắp đặt hệ thống điện nước âm cần cố định vị trí chắc chắn để tránh xê dịch trong quá trình đổ bê tông.

Bước 5: Kiểm tra lại và tiến hành đổ bê tông

Sau khi nhân công đã hoàn thành tất cả các bước. Thì tiến hành kiểm tra tổng thể từng chi tiết để đảm bảo được lắp đặt đúng theo bản vẽ thiết kế. Cốt pha lắp đặt đúng kích thước, cao độ và thẩm mỹ đảm bảo độ chắc chắn khi đổ bê tông. Cốt thép lắp dựng đúng kích thước, các vị trí nối đúng kỹ thuật, khoảng cách thép đúng bản vẽ. Và các con kê cần được lắp đặt đúng mật độ để đảm bảo thép không bị võng hoặc nằm sát vào cốt pha khi đổ bê tông.Đổ bê tông dầm sàn đúng kỹ thuật

Sau khi kiểm tra kỹ càng tất cả các chi tiết nếu đảm bảo sẽ tiến hành đổ bê tông, quá trình đổ bê tông cần diễn ra liên tục cho đến khi xong toàn bộ dầm sàn đã lắp đặt cốt pha, cốt thép. Tránh đổ làm 2 lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng liên kết giữa các mối nối, dẫn đến tình trạng thấm dột và nứt sau sau này.

Quá trình đổ bê công cần lưu ý đầm dùi bê tông đúng kỹ thuật, đầm cẩn thận ở các vị trí góc hẹp để bê tông được lèn chặt. Không được đầm quá sơ sài sẽ làm bê tông bị rỗ, rỗng bên trong. Và cũng không được đầm kỹ quá làm bê tông bị phân tầng ảnh hưởng đến chất lượng chịu lực.

Trong khi đổ bê tông cần chú ý các con kê vẫn đảm bảo giữ cốt thép đúng vị trí. Do quá trình thi công nhiều công nhân dẫm lên thép sẽ là thép bị xẹp xuống sàn cốt pha sẽ ko đảm bảo vấn đề chịu lực. Cũng như ko đảm bảo cốt thép nằm trong bê tông đê được bảo vệ tốt nhất tránh bị axit ăn mòn hen rỉ sau này.

Bước 6: Bảo dưỡng bê tông dầm sàn

Bảo dưỡng bê tông là bước đơn giản nhất, yêu cầu ít kỹ thuật nhất nhưng lại quan trọng nhất trong biện pháp thi công dầm sàn. Nếu tất cả các bước trên làm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng sau khi đổ bê tông không được bảo dưỡng đúng cách sẽ làm bê tông không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực.

Bê tông cần thời gian khoảng 28 ngày để kết tinh và đạt đến 98% khả năng chịu lực, 2% còn lại sẽ diễn ra trong nhiều tháng sau. Và cần 7 ngày đầu tiền để bê tông đạt đến 70% khả năng chịu lực với điều kiện bình thường. Nếu bê tông được trộn thêm phụ gia thì sau 7 ngày có thể đạt đến 95% khả năng chịu lực.Không bảo dưỡng đúng cách bê tông sẽ bị nứt và không đạt cường

Vì vậy, trong khoảng thời gian 7 ngày đầu tiên là rất quan trọng trong quá trình kết tinh của xi măng. Nên chúng ta cần bảo dưỡng tưới ẩm thường xuyên để bê tông đủ độ ẩm giúp quá trình thủy phân và kết tinh của xi măng được tốt nhất. Nếu trời quá nắng thì cần dùng bao bố che đậy kỹ và tưới ẩm để tranh bốc hơi làm khô bê tông.

3. Cần lưu ý gì trong biện pháp thi công dầm sàn

Như đã thể hiện ở các bước thi công trên, chúng ta đều thấy trong bước đổ bê tông thì công nhân sẽ dẫm lên cốt thép sẽ làm xê dịch cốt thép ra khỏi vị trí đúng của nó (Thép cần được nằm đúng vị trí trong bê tông mới đảm bảo khả năng chịu lực của toàn bộ kế cấu được tốt nhất). Nên vấn đề này cần lưu ý giám sát công nhân bô thép và kê thép một cách thật cẩn thận. Và hạn chế dùng thép 6, thép 8 trong sàn bê tông, tối thiếu nên dùng thép gai D10. Thép 6, thép 8 chỉ nên dùng làm thép đai trong cột và dầm bê tông.

Trước khi đổ bê tông dầm sàn, cần xem kỹ ngày và dự báo thời tiết. Không những liên quan đến phong thủy mà còn chọn được ngày có thời tiết đẹp để đổ bê tông. Tránh những tác động xấu như mưa gió làm ảnh hưởng và gián đoạn quá trình đổ bê tông. Không những gây khó khăn trong thi công còn làm giảm chất lượng của bê tông.

Trên đây là các bước trong biện pháp thi công dầm sàn đúng kỹ thuật. Không chỉ nhà thầu mà ngay cả chủ nhà (chủ đầu tư cũng cần tìm hiểu và nắm rõ để phối hợp thực hiện được tốt nhất. Mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp gia chủ có được ngôi nhà chất lượng còn nhà thầu thì thi công đạt hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

xaydungqhomes.com

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x